Chuỗi toạ đàm: “Talk với các nhà quản lý giáo dục”

Nhằm gắn kết, hỗ trợ, đồng hành cùng lãnh đạo trường học và ngành giáo dục địa phương, DES Group đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức để thực hiện chuỗi toạ đàm “Talk với các nhà quản lý giáo dục”.

“Dẫn dắt sự thay đổi”

Chuỗi toạ đàm “Talk với các nhà quản lý giáo dục” có chủ đề “Dẫn dắt sự thay đổi” cùng tên với cuốn sách đặc sắc của John P.Kotter (giáo sư tại Harvard Business School, tác giả nhiều sách “best seller” theo bầu chọn của New York Time). Dẫn dắt sự thay đổi” là nguồn cảm hứng với những ai đang cần tìm ý tưởng cải cách, để phát triển hiệu quả hoạt động của tổ chức mình đang lãnh đạo.

“Dẫn dắt sự thay đổi” với chuỗi toạ đàm “Talk với các cán bộ quản lý giáo dục” mang đến những nội dung nhẹ nhàng, tươi mới như “Giao ban cafe sách” hay “Gắn kết văn hoá đọc và hiệu quả quản lý cơ quan/trường học”. Đặc biệt, chương trình có các nội dung vô cùng quan trọng và thiết thực với mỗi cán bộ quản lý trường học, quản lý giáo dục địa phương, như: “Phòng chống những nguy cơ trong điều hành và quản lý tài chính”; “Quản trị tâm lý và cảm xúc để quản lý, điều hành tốt cơ quan/trường học”; “Gắn kết văn hoá đọc và hiệu quả quản lý cơ quan/trường học”; “Trải nghiệm của nhà quản lý gắn với trải nghiệm cho học trò”; “An toàn cho bản thân trong đời thường và trên không gian mạng: Chống lừa đảo, tống tiền, nạn nhân bạo lực”.

Địa điểm dự kiến tổ chức sự kiện mở đầu chuỗi “Talk với các nhà quản lý giáo dục”

“Talk với các nhà quản lý giáo dục” gồm 5 nội dung chính:
– Nội dung 1: “Làm thế nào để quản lý và điều hành tài chính cơ quan, đơn vị an toàn?”

-Nội dung 2: “Hiểu, quản lý và triển khai thế nào cho đúng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh?”

– Nội dung 3: “Kiến tạo văn hoá đọc, giải trí lành mạnh trong cơ quan/trường học, từ nhà quản lý, tại sao không?”
– Nội dung 4: “Quản trị cảm xúc để quản lý nhà trường/cơ quan hạnh phúc”

– Nội dung 5: “Xây dựng hình ảnh nhà quản lý trong xã hội và trên không gian mạng sáng đẹp, an toàn”.

PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia tâm lý nổi tiếng được mời tham gia “Talk với các nhà quản lý giáo dục”
Không có mô tả ảnh.
TS Hoàng Trung Học (Trưởng khoa Tâm lý, Học viện Quản lý Giáo dục) – Chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm và tâm huyết với đề tài: Quản trị cảm xúc để trở thành nhà quản lý giỏi.

Cùng 5 nội dung trên, các nhà quản lý giáo dục có cơ hội tiếp xúc gần với những chuyên gia nổi tiếng, các cá nhân, tổ chức tâm huyết trong hỗ trợ và phát triển uy tín, hình ảnh của các nhà quản lý giáo dục.

Bên cạnh các nội dung tư vấn, hỗ trợ, chương trình còn mang đến cho các nhà quản lý giáo dục những tương tác vui và bổ ích, giúp các nhà giáo tham gia chương trình vừa gắn kết, học hỏi kinh nghiệm, có thêm gợi ý về các trò chơi tương tác, vận động trong quá trình giao lưu, đồng hành của các diễn giả, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan, tổ chức đồng hành với chương trình. Cũng trong chương trình, các chuyên gia  an ninh sẽ có những chia sẻ, tương tác trực quan sinh động với các nhà quản lý giáo dục. Hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục tìm hiểu các nội dung: Phòng chống tội phạm lừa đảo, tống tiền; Phòng chống bạo lực tấn công nhà giáo; Phòng chống tội phạm trên mạng;…

Chương trình mang “hơi thở” thời sự

Trong thực tế, một số nhà giáo trở thành nhà quản lý cơ quan, đơn vị, nhà trường, nhưng chưa có nhiều thời gian, điều kiện trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và điều hành tài chính. Dẫn đến trong thực tế điều hành, quản lý có những thiếu sót không mong muốn, hoặc vô tình hay cố ý trong tình huống không hiểu biết đầy đủ, có khi phạm phải sai lầm, gây ra sai phạm, thậm chí có những sai lầm, sai phạm đã phải bị xử lý kỷ luật, truy tố trước pháp luật… Việc trò chuyện, chia sẻ của các chuyên gia uy tín về lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, có thể giải toả phần nào băn khoăn từ các nhà quản lý giáo dục những tình huống thường nhật, góp phần hỗ trợ nhà quản lý kinh nghiệm và khích lệ tiếp tục tự bổ sung, học hỏi thêm những kiến thức trọng yếu để quản lý cơ quan, đơn vị, nhà trường ngày càng tốt hơn.

PGS.TS Đặng Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam) cố vấn Chương trình “Talk với các nhà quản lý giáo dục”

          Cùng với vấn đề quản lý tài chính, nhiều khía cạnh liên quan trực tiếp đến lao động trí óc, tư duy và và tinh thần của các nhà quản lý giáo dục như: Tâm lý (sức khoẻ tâm thần, trí tuệ cảm xúc); An ninh –  an toàn trong cuộc sống hàng ngày và trên không gian mạng; Lo lắng làm sao để có thể gần gũi, có thời gian tương tác trực tiếp, thấu hiểu phụ huynh và học trò của mình? Hay chỉ giản đơn nhu cầu được là chính mình sau những giờ làm việc căng thẳng;… Làm sao để giữ được hình ảnh, uy tín của nhà giáo làm quản lý, song nhà quản lý giáo dục cũng được sống một cuộc sống khoẻ mạnh và vui vẻ ngoài những giờ làm việc căng thẳng? Đó là một trong những lý do để “Talk với nhà quản lý giáo dục” được các chuyên gia uy tín trong nhiều lĩnh vực quan tâm, sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành.

Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ hoạt động quản lý giáo dục; Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và trải nghiệm; Gắn kết các vấn đề của nhà quản lý giáo dục với những chuyên gia uy tín như:

+ PGS.TS Đặng Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, Ngân sách của Quốc hội);

+ Ông Lê Như Tiến (Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội);

+ Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái (Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an Nhân dân);

+ PGS.TS Trần Kiều (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam);

+ Ông Trần Văn Mạnh (Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương; Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam);

+ PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội);

+ TS Hoàng Trung Học (Trưởng khoa Tâm lý, Học viện Quản lý Giáo dục);

+ Các nhà báo, chuyên gia, diễn giả đến từ nhiều cơ quan, đơn vị tâm huyết với sự gắn kết để cùng phát triển kỹ năng, năng lực của các nhà quản lý giáo dục; vì sự phát triển chung của cộng đồng (Trong đó có các chuyên gia đến từ: Liên hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế IDE; Học viện An ninh Nhân dân; Học viện Cảnh sát Nhân dân;…). 

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch HĐQT DES Group; Trưởng Ban tổ chức chương trình), lần đầu tiên một chuỗi toạ đàm có “hơi thở” của thời sự và đậm chất gắn kết được thực hiện. Với mong muốn giúp các nhà quản lý giáo dục vốn hết sức bận rộn có chút thời gian thư giãn, giao lưu trong không gian văn hoá đọc hiện đại, để tạo nguồn cảm hứng sáng tạo và gắn kết các chuyên gia uy tín với nhà quản lý giáo dục. Chương trình cũng mang đến cơ hội cho các nhà quản lý giáo dục cần nhận hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý, an ninh, kế toán – kiểm toán, truyền thông, văn hoá đọc,…

12 buổi “Talk” đa chiều. Hỗ trợ kỹ năng quản lý và xử lý tình huống của nhà quản lý

giáo dục.

12 buổi “Talk” tương tác trực tiếp, trực quan sinh động và trực tuyến.

Ngoài tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng thiết yếu hỗ trợ cho hoạt động quản lý, chương trình còn mong muốn tạo niềm vui ngoài thời gian công việc bận rộn suốt một năm học, kỳ nghỉ hè của nhà giáo đã đến, chương trình cũng nhằm tạo thêm phấn khởi cho các nhà quản lý.

Ngoài 2 buổi “Talk” trực tiếp với các chuyên gia uy tín, Chương trình có thêm nhiều quyền lợi dành cho các nhà quản lý giáo dục như 10 buổi “Talk” trực tuyến, hỗ trợ chuyên sâu các nội dung trong chương trình. Điểm độc đáo không giống đi học hay tập huấn, các nhà quản lý giáo dục tham gia chương trình được khuyến khích viết bài thu hoạch ngắn sau 12 buổi tương tác với các chuyên gia. Những bài thu hoạch nổi bật sẽ được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ phát triển thành sáng kiến kinh nghiệm có giá trị ứng dụng thực tế, được trao các phần thưởng giá trị; được hỗ trợ, tư vấn tiếp cho từng cá nhân nhà quản lý, để góp phần thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ chuyên môn công tác trong lĩnh vực quản lý giáo dục.

Một không gian dự kiến tổ chức giao lưu trong “Talk với các nhà quản lý giáo dục”

Chuỗi Toạ đàm “Dẫn dắt sự thay đổi” mang tên “Talk với các nhà quản lý giáo dục”. Dự kiến bắt đầu từ ngày: 16/7/2023, tại Hà Nội. Chương trình ưu tiên dành cho 200 nhà quản lý giáo dục phổ thông cấp cơ sở (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,…) và lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, cán bộ quản lý ở Sở giáo dục và đào tạo.

“Talk với các nhà quản lý giáo dục” do DES Group xây dựng kịch bản, phối hợp thực hiện chuyên môn với nhiều cố vấn, chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức như: Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế IDE; Liên hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam; Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam;… Được VTV8 – Đài truyền hình Việt Nam, Báo Giáo dục và Thời đại truyền thông.


Mọi thông tin chi tiết, góp ý với Ban tổ chức sự kiện, các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến chương trình liên hệ văn phòng Ban tổ chức sự kiện: Số 10 ngõ 12 Nguyễn Phúc Lai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0902152695, (024) 35333803; Email: talk.desgroup@gmail.com

Ý tưởng thực hiện chuỗi Toạ đàm “Talk với các nhà quản lý giáo dục” xuất phát từ mong muốn tri ân những nhà quản lý giáo dục ở địa phương đã dành nhiều tâm huyết cho việc hỗ trợ DES Group và các cơ quan, đơn vị thực hiện thành công Chương trình trải nghiệm sáng tạo dành cho học sinh mang tên “Chương trình trải nghiệm thực tế nghệ thuật và giáo dục School Star” năm 2022, một chương trình có kịch bản thuần Việt, được DES Group đầu tư và xây dựng bản quyền kịch bản, đã được xác nhận bởi Cục Bản quyền Tác giả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Năm 2023, “School Star” được phát triển thành những sự kiện, ngày hội văn hoá – giáo dục đặc sắc dành cho học sinh từ 5 đến 17 tuổi và các gia đình Việt Nam. Chương trình nhận được sự phối hợp thực hiện của Liên hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam, Báo Giáo dục và Thời đại, VTV8 – Đài truyền hình Việt Nam; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế IDE;…

Đọc thông tin về “Talk với các nhà quản lý giáo dục” trên Báo Giáo dục và Thời đại:

https://giaoducthoidai.vn/talk-voi-cac-nha-quan-ly-giao-duc-post644465.html