Phía Sau Covid-19: Xoá bỏ khủng hoảng tâm lý và săn học bổng danh giá cho học sinh Việt

Trực tiếp tại Trường Marie Curie: Trường Marie Curie

Làm thế nào giải tỏa, loại bỏ ảnh hưởng tâm lý từ Covid-19, nhất là với học sinh cuối cấp THPT đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường khi dịch bệnh chưa được đẩy lùi? Làm sao để biến “thảm họa” Covid-19 thành “cú hích” giúp học sinh trưởng thành hơn, biết xác định trúng đích, trúng mục tiêu và có kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu của mình?

Hai câu hỏi lớn này được trả lời trong Talk show Xóa bỏ khủng hoảng tâm lý cho người trẻ hậu Covid-19 và săn học bổng danh giá lợi thế của học sinh Việt hậu Covid-19” tổ chức tại Trường THPT Marie Curie Hà Nội sáng ngày 24/10/2020. Chương trình do Công ty Cổ phần Khám phá Giáo dục Thành công (DES Group) phối hợp với Trường THPT Marie Curie Hà Nội tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại bảo trợ thông tin cho chương trình. Talk show đã được live (phát trực tiếp) trên các fanpage: DES Group và Marie Curie Hanoi School.

Tọa đàm cùng Giáo sư Christopher Jeffery và Tiến sĩ Hoàng Việt Hà

Đàm tọa cùng Giáo sư Christopher Jeffery và Tiến sĩ Hoàng Việt Hà (ảnh: DES Group)

Nhận định chủ đề chương trình đưa ra rất ý nghĩa, ông Doãn Hồng Hà, Phó Vụ
trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên
cho biết: Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang gây ảnh hưởng nặng nề trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Riêng Bộ GD&ĐT đã ban hành khoảng 50 văn bản, 2 lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, thực hiện tinh giản chương trình, hướng dẫn dạy học trực tuyến… Nhờ nhiều
giải pháp đồng bộ, quyết liệt, ngành Giáo dục đã thành công trong phòng chống
dịch bệnh, đồng thời thực hiện “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” và
hoàn thành chương trình học đúng kế hoạch.

Mặc dù Việt Nam đang khống chế tốt Covid-19, nhưng tình hình trên thế giới vẫn rất phức tạp, nên theo ông Doãn Hồng Hà, việc tiếp tục trang bị kiến thức để phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị hành trang tâm lý để thích ứng với trạng thái bình thường mới là rất quan trọng. Chính bởi vậy, tọa đàm hôm nay với sự tham gia của chuyên gia tâm lý, các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt các em có nguyện vọng tìm cơ hội du học.

Vượt qua khủng hoảng tâm lý hậu Covid-19

Tại buổi tọa đàm, chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần; giáo dục 4.0 càng yêu cầu phải có sức khỏe tâm thần tốt. PGS Trần Thành Nam cho rằng, năng lực công dân thế kỷ 21 phải biết quản lý sức khỏe toàn diện (sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Ai có sức khỏe tâm thần tốt, người đó dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, dễ dàng tập trung hơn, dễ dàng lập kế hoạch, quản lý thời gian và cần bằng hơn. Những kỹ năng được đề cao là sáng tạo, đổi mới, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp, trí tuệ cảm xúc – đó chính là sức khỏe tâm thần, khả năng kiểm soát cảm xúc. Covid cũng cho chúng ta thấy kỹ năng tự học là quan trọng. Trong bối cảnh kiến thức tăng trưởng nhanh hơn những gì mỗi cá nhân có thể thu nhận được, việc quyết định học cái gì, học thế nào rất quan trọng cho thành công trong tương lai.

Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Xuân Khang và PGS Trần Thành Nam (ảnh: DES Group)

Chia sẻ những giải pháp giúp học sinh vượt qua khủng hoảng, tổn thương tâm lý từ biến động bởi Covid-19, PGS Trần Thành Nam lưu ý học sinh trước hết cần trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại, tập trung hoạt động cần làm trong khoảnh khắc hiện tại; sẵn sàng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng với người mình tin tưởng, trong đó có thầy cô làm công tác tư vấn tâm lý của nhà trường; dành thời gian để lo lắng, đừng gán nhãn việc lo lắng là xấu, bản thân mình không được phép lo lắng…

“Khi quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách xã hội, chắc chắn các em cần thời gian để thích ứng. Chúng ta không thể tự “gian lận” trong đầu rằng không được phép lo lắng nữa và càng có suy nghĩ ấy sẽ càng lo lắng hơn. Cách của tôi là hãy dành 10 phút trong ngày để dành cho tất cả những suy nghĩ về sự bất định, lo lắng. Nếu cảm xúc này ập đến vào những lúc khác, hãy tự nhủ tạm bỏ qua để dành cho 10 phút đã xác định nói trên.” –  PGS Trần Thành Nam đưa lời khuyên.

Tọa đàm cùng Giáo sư Christopher Jeffery và Tiến sĩ Hoàng Việt Hà

Biến bất lợi của Covid-19 thành lợi thế săn học bổng giá trị

Do Việt Nam khống chế tốt dịch Covid-19, khi mở cửa đường hàng không, nhiều quốc gia sẽ nới lỏng visa du học cho học sinh Việt Nam để tạo thuận lợi cho các bạn đi du học. Trực tuyến từ Melbourne (Úc), tiến sĩ Nguyễn Hồng Phong chuyên gia tư vấn
chiến lược săn học bổng, người từng giành học bổng toàn phần của Chính phủ Úc
 –  cho biết: Nhiều nguyên nhân khiến du học sinh không ít quốc gia khó quay trở lại việc
du học do dịch bệnh còn căng thẳng, thì học sinh từ Việt Nam
– nơi khống chế tốt dịch – sẽ có lợi thế săn học bổng và trở lại với việc du học
sớm hơn, nhất là du học ở các nước Úc, New Zealand, Singapore…

 

Lấy ví dụ cụ thể tại Úc, theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Phong, nếu trước đây đa phần nước này không có các suất học bổng toàn phần, nhất là ở bậc đại học, thì nay do đại dịch, các học bổng toàn phần đã tương đối phổ biến. Ngoài ra còn có những suất học bổng 70% học phí; còn lại học bổng từ 30-50% học phí hầu như trường nào cũng có. Đặc biệt, do dịch bệnh, để khuyến khích người đến du học, tiêu chí nộp hồ sơ để nhận học bổng cũng được nới lỏng; tất nhiên, để cạnh tranh các học bổng lớn, cần chuẩn bị hồ sơ học tập thật tốt và đầu tư kỹ cho bài luận. “Hiện nay, dịch bệnh tại Úc đã khá ổn định, dự kiến từ đầu năm 2021, sinh viên có thể quay trở lại Úc học tập” – tiến sĩ Nguyễn Hồng Phong thông tin.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phong (Melbourne, Úc) tư vấn và định hướng trực tuyến với các bạn  học sinh  (ảnh: DES Group)

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phong (Melbourne, Úc) tư vấn và định hướng trực tuyến cho các bạn cho các bạn học sinh (ảnh: DES Group)

Từ thực tế của một du học sinh đang học ĐH năm thứ 2 tại Mỹ, tại chương trình, Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ: dù khá thuận buồm, xuôi gió khi đi du học, nhưng bản thân vẫn có rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Những câu hỏi luôn thường trực là: chi phí du học tốn kém như vậy, có khi nào mình không đạt được kỳ vọng của mọi người hay không? Sau này ra trường có đạt mức lương như kỳ vọng?… Theo Linh, những vấn đề đó có lẽ không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Điều quan trọng nhất là cần biết rõ bản thân mình: là ai, muốn gì, phải đạt được điều đó như thế nào… để có đủ bản lĩnh để đi trên con đường của mình, dù con đường đó có thể khác xa với mọi người.

Được nhiều người biết đến vì dù là học sinh trường làng, không có lợi thế ban đầu, nhưng vẫn xuất sắc giành học bổng 5,7 tỷ đồng, bài học của Nguyễn Diệu Vân mang đến chương trình là sự tự tin là chính mình. “Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân trực tiếp quyết định thành công hay thất bại của việc apply học bổng. Nếu nghĩ hoàn cảnh là rào cản thì các bạn đang giết chết ước mơ ngay từ khi bắt đầu” – Nguyễn Diệu Vân chia sẻ.

Bạn Nguyễn Ngọc Linh – Bạn Nguyễn Diệu Vân chia sẻ bí quyết săn học bổng và định hướng tương lai. (ảnh: DES Group)

Giành được học bổng du học tại chỗ của Trường ĐH Anh quốc Việt Nam, bí quyết được Hồ Ngọc Minh chia sẻ là chuẩn bị hồ sơ năng lực, trong đó bao gồm hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa cần phù hợp với ngành được chọn ở đại học. Tiếp theo là bài luận cá nhân. Với bài luận này, người viết hãy là chính mình, khi mình càng độc đáo thì càng “ăn” điểm. Đến vòng phỏng vấn, có 2 điều cần chú ý là trang phục và trạng thái tinh thần tự tin. “Đường dài bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Hãy đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng, học tốt để có bảng điểm ấn tượng, tham gia hoạt động ngoại khóa tích cực để chuẩn bị có được những suất học bổng theo mong muốn của mình” – Hồ Ngọc Minh đưa lời khuyên.

Bạn Hồ Ngọc Minh chia sẻ bí quyết chuẩn bị hành trang để săn học bổng. (ảnh: DES Group)

Du học tại chỗ: Xu hướng đáng quan tâm

Do ảnh hưởng Covid-19, một xu hướng mới nổi lên là nhiều học sinh chuyển định hướng đi du học ngay bằng cách “du học” tại chỗ.

Theo Giáo sư Christopher Jeffery Giám đốc Học vụ Trường ĐH Anh quốc Việt Nam (BUV) – năm 2021, BUV dành quỹ học bổng hơn 40 tỉ đồng cho các học sinh tốt nghiệp THPT tại Việt Nam. Trong đó có học bổng “Tài năng” (từ 20-50% học phí) dành cho các học sinh có các thành tích đặc biệt: đạt giải trong các kỳ thi các bộ môn, các giải thể thao, văn hoá, văn nghệ… Học bổng “Hợp tác” dành cho học sinh xuất sắc đến từ các trường đối tác thân thiết. Học bổng “Trái tim sư tử” cho các em hs có hoàn cảnh bất lợi. Nhà trường cũng giành 4 suất học bổng “Hiệu trưởng” trị giá 75% học phí chương trình ĐH; 4 suất học bổng Dean trị giá 50% học phí chương trình ĐH. Đặc biệt, mỗi năm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương Quốc Anh sẽ trao tặng 4 suất học bổng toàn phần cho 4 học sinh ưu tú nhất.

Giáo sư Christopher Jeffery cho biết, mỗi năm BUV nhận được hàng nghìn bộ hồ sơ ứng cử các chương trình học bổng khác nhau; vì vậy, việc làm cho bộ hồ sơ nổi bật là điều rất quan trọng. “Trước hết, bộ hồ sơ nên thể hiện sự nghiêm túc, chân thành. Ví dụ như các lỗi chính tả là điều không nên có. Ngoài thành quả học tập, các hoạt động ngoại khoá, bài tự luận là mấu chốt của bộ hồ sơ học bổng. Kỳ vọng của chúng tôi dành cho các ứng viên đạt học bổng là được thấy các em toả sáng, tiên phong và có tiềm năng trở thành thủ lĩnh ở các mảng chuyên ngành các em đăng ký.” – Giáo sư Christopher Jeffery đưa ra lưu ý.

Chia sẻ nhiều lợi thế của du học tại chỗ, tiến sĩ Hoàng Việt Hà Giám đốc Swinburne Việt Nam – cho rằng: các chương trình du học tại chỗ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, trong khi đó chi phí hợp lý hơn và vẫn có thời gian được trải nghiệm học tập ở nước ngoài. Nói về sự quan tâm của Swinburne với học sinh apply học bổng, theo tiến sĩ Hoàng Việt Hà, sự nghiêm túc (thể hiện ở sự chuẩn bị kỹ càng, cách ăn mặc, thái độ…) là rất quan trọng. Swinburne cũng tìm kiếm những người mong muốn trở thành người tiên phong. “Hiện chúng tôi có nhiều học bổng, giao động từ 10-60%” – tiến sĩ Hoàng Việt Hà thông tin.

Tại buổi giao lưu, đại diện đến từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chia sẻ về ý thức cộng đồng của người Việt trong thời gian Covid-19 bùng phát. Theo đó, trong
khuôn khổ chương trình “Kết nối triệu con tim” do Chính phủ phát động đã mở ra c
hiến dịch quyên góp điện thoại thông minh, máy tính bảng vẫn còn sử dụng được cho trẻ em nghèo vùng cao. Học sinh tham gia chương trình này cũng là góp phần
thực hiện trách nhiệm cộng đồng.

Cũng tại chương trình, các khách mời, cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Marie Curie Hà Nội đã cùng nhắn tin ủng hộ miền Trung đang thiệt hại nặng nề vì mưa lũ.

Hotline: 090 215 2695

Email: contact@desgroup.vn; des.edu1@gmail.com

Youtube: Tại đây

Fanpage: Tại đây

Zalo: DES Group 090 215 2695

 

 Trụ sở: Số 10 ngõ 12 Nguyễn Phúc Lai, quận Đống Đa, Hà Nộ
Văn phòng 1: R2 khu đô thị Royal City, 72 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng 2: T5 khu đô thị Times City, 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội